IDC DANCE CLUB

Lớp khai giảng mới

WEBSITE: http://khieuvuhanoi.vn

LỊCH KHAI GIẢNG: Cơ sở duy nhất: CLB KHIÊU VŨ IDC - Nhà VH phường thanh xuân trung - 63 Nhân Hoà, cuối đường vũ trọng phụng - Thanh Xuân - Hà Nội (đối diện chợ Nhân Chính).

Lịch học: chỉ có lớp vào 3 - 5- CN hàng tuần (18h30 - 20h30)

Hot Line: Vũ sư Phạm Đức Quân 098.980.1014

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

* Nghệ thuật khiêu vũ : Điệu nhảy SALSA *

Salsa là sự kết hợp của những điệu nhảy bắt nguồn từ khu vực Caribbean (đặc biệt là Cuba và Puerto Rico), Latin và Bắc Mỹ. Điệu nhảy này là sự pha trộn của điệu Mambo, Danzón, Guaguancó, Cuban Son, và những điệu nhảy đặc trưng khác của Cuba. Salsa được nhảy với nhạc Salsa. Có thể dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng rất rõ nét của Châu Phi trong cả điệu nhảy và âm nhạc Salsa.
 
 
Salsa thường được nhảy đôi; tuy nhiên, điệu nhảy này cũng có những bước nhảy solo và các bài nhảy của một nhóm nhiều đôi và khi đó giữa các đôi sẽ có sự trao đổi bạn nhảy mà thuật ngữ của Sal sa gọi là Rueda de Casino. Sự ngẫu hứng và các bước nhảy cởi mở là những yếu tố quan trọng hàng đầu của Salsa những đồng thời Salsa cũng là một hình thức khiêu vũ trình diễn.
Tên gọi "Salsa" vốn có nghĩa là nước sốt trong tiếng Tây Ban Nha và được hiểu là nước sốt cay trong tiếng Tây Ban Nha ở Mỹ. Điệu nhảy này đam mê và cuốn hút hơn tiền thân của nó là điệu Son của Cuba. Bản thân từ salsa cũng được xem như mà một sự pha trộn của nhiều thứ gia vị tuy nhiên trong hầu hết các cách lý giải về nguồn gốc của tên gọi Salsa cho điệu nhảy lại không đề cập đến ý nghĩa này.

 Lịch sử

Lịch sử của điệu nhảy Salsa gắn liền với những tranh cãi và đồn đoán. Mặc dù vẫn có một số ít người không đồng tình rằng âm nhạc và các bước nhảy của Salsa bắt nguồn chủ yếu từ điệu Son của Cuba, phần lớn đều nhất trí cho rằng điệu Salsa mà chúng ta biết ngày nay là một biến thể của những điệu nhảy xưa. Cộng đồng Latin ở New York đã từng có một dạng khiêu vũ và âm nhạc rất sôi động trong thập niên 50 nhưng lại không mấy thành công với dòng chính là 'Anglo'. Và trong thập niên 70, khi cụm từ "Salsa" được chấp nhận đã rút ngắn khoảng cách về ngôn ngữ và văn hoá , dỡ bỏ những rào cản đối với sự công nhận và phổ biến của âm nhạc cũng như khiêu vũ xuất phát từ Mỹ Latin.
Những cách tân trong điệu nhảy Mambo vào những năm 1950 đã dần hình thành nên cái gọi là salsa ngày hôm nay. Người ta vẫn bàn cãi xem là điệu Salsa bắt nguồn từ Cuba hay Puerto Rico. Những ảnh hưởng của Cuba đã bị hạn chế từ sau cuộc Cách mạng của Fidel Castro dẫn đến sự cấm vận về thương mại giữa hai nước. Cộng đồng Latin ở New York chủ yếu là người Puerto-Rico. Trong khi đó, Salsa lại là một trong những điệu nhảy chính của cả hai quốc gia và được phổ biến trên toàn thế giới.

Nguồn gốc của các bước nhảy Salsa


Những bước nhảy Salsa hiện nay bắt nguồn từ điệu son nhưng chịu ảnh hưởng của nhiều điệu nhảy Cuba khác như là Mambo, Cha cha cha, Guaracha, Changuí, Palo Monte, Rumba, Abakuá, Comparsa và thậm chí cả Mozambique. Những bước nhảy đơn (solo) được gọi là "Shines" vốn là một thuật ngữ bắt nguồn từ nhảy clacket. Salsa cũng tích hợp trong nó điệu swings. Có thể nói salsa là một điệu nhảy vô cùng ngẫu hứng cho phép vận dụng bất cứ điệu nhảy nào mà người nhảy muốn. Salsa hiện đại còn hàm chứ những yếu tố của Jazz, funk reggae, hip-hop và samba.

Nhịp và các bước nhảy

Điệu Salsa dựa trên một nhịp điệu gốc bao gồm 2 bước nhảy trong đó mỗi điệu có 4 nhịp nhỏ. Bước cơ bản thì có chỉ dùng 3 nhịp trong mỗi bước. Bước nhảy này có thể theo nhịp nhanh-nhanh-chậm, trong đó, 2 nhịp dùng để chuyển trọng tâm cơ thể; hoặc, nhanh-nhanh-nhanh cho phép người nhảy dậm nhẹ hay thêm thắt vào những ngẫu hứng của riêng mình trong nhịp bỏ trống. Cũng có những tranh cãi cho rằng có rất nhiều đặc điểmtrong Salsa, 2 bước nhảy nên được xem là một và theo đó thì nhịp nhảy sẽ được đếm từ 1 đến 8 kéo dài hai nhịp nhạc.
Thông thường, nhạc để nhảy Salsa là một phức hợp của những giai điệu từ bộ gõ Châu Phi dựa trên Son clave hay Rumba clave. Âm nhạc thích hợp để nhảy Salsa cũng rất phong phú: có thể là loại nhạc chậm khoảng 70 nhịp/phút hay loại nhạc nhanh khoảng 140 nhịp/phút. Thông thường thì nhạc Salsa sẽ ở vào khoảng 80-120 nhịp/phút.


Không gian nhảy

Salsa là một hình thức spot dance, có nghĩa là người nhảy không cần phải đi hết sàn nhảy mà thường nhảy xung quanh một khu vực cố định trên sàn, xoay quanh nhau và đổi chỗ cho nhau. Di chuyển quanh sàn cũng không bị cấm tuy nhiên hình thức này thường được dùng trong biễu diễn hơn. Trong một buổi nhảy salsa bình thường, nếu người nhảy chiếm quá nhiều không gian trên sàn nhảy bằng cách di chuyển quá rộng cũng không phải là một điều tốt.

Các phong cách Salsa

Điệu nhảy Salsa là sự kết hợp của nhiều điệu nhảy Latin và Afro-Caribean. Tuy nhiên, điệu nhảy Salsa đa số được chuyển hóa từ những bước nhảy Mambo cơ bản với những tương đồng trong footwork và âm nhạc. Cả hai điệu nhảy này đều được thực hiện với sáu bước nhảy trên 8 phách nhạc.
  • Phong cách N.Y-L.A: Phong cách nhảy Salsa ở hai thành phố lớn của Mỹ là New York và Los Angeles. Tại New York, các vũ công Salsa bước lùi vào phách 1 và tiến vào phách 5, nhưng ở Los Angeles các vũ công lại bước vào phách 1 và lùi ở phách 5. Ở nhiều nơi khác như Cuba, Puerto Rico, Columbia, Miami và cộng hòa Dominica, Salsa được chơi theo những cách khác nhau, mang đậm dấu ấn của từng địa phương.
  • Phong cách Cumbia: Cumbia không có bước tiến trong bước cơ bản. Nó chỉ gồm một bước sang ngang với bước lùi ở phách 3 và phách 7.
  • Phong cách Casino Rueda: Đây là phong cách Salsa đặc trưng của Cuba và điệu nhảy đường phố này xuất hiện ở Cuba từ những năm 50. Ruenda là “bánh xe”, còn Casino nói đến những bước quay và bước chân của điệu nhảy Salsa. Casino Ruenda là một nhóm nhảy trình diễn thành một vòng tròn, điệu nhảy do trưởng nhóm dẫn dắt bằng cách ra khẩu lệnh hoặc ra tín hiệu bằng tay, khi đó các đôi nhảy sẽ thực hiện những bước quay, di chuyển hoặc đổi bạn nhảy.
Những ích lợi từ Salsa

Không chỉ là điệu nhảy tuyệt vời để làm gọn cơ thể, Salsa còn mang lại cho người tập những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, những người tập Salsa sẽ :
  • Giảm Stress,
  • Tăng cường sinh lực,
  • Tăng cường sự dẻo dai của các cơ,
  • Tăng  cường sức khỏe.
Nhảy Salsa giúp bạn tiêu hao tới 420 calories/giờ, trong khi với bơi là 350 calories/giờ, đạp xe là 300 calories/giờ. Thêm vào đó, nó giúp bạn: Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Giảm huyết áp,
  • Duy trì vóc dáng đẹp,
  • Giúp xương chắc khỏe.
Salsa thật sự là một điệu nhảy độc đáo, không chỉ đem lại những lợi ích sức khỏe như những bài tập aerobic, mà còn khiến con người hứng thú hơn với những hoạt động tập thể. Sẽ không còn căng thẳng, stress, hay mệt mỏi…, hãy đắm chìm trong những vũ điệu say mê ngẫu hứng của Salsa, bạn sẽ luôn luôn vui vẻ và tràn trề sinh lực.
Salsa là điệu nhảy tuyệt vời cho cơ thể, trí tuệ và cả tâm hồn của bạn.

**********
Câu Lạc Bộ Khiêu Vũ Thể Thao Quốc tế IDC (International Dance Club)
 

*Địa chỉ: Nhà văn hoá phường thanh xuân trung - 63 Nhân Hoà, đối diện chợ Nhân Chính,cuối đường vũ trọng phụng - Thanh Xuân-Hà Nội.


Thông báo tuyển sinh các lớp khiêu vũ cơ bản:

*Thời gian đăng ký học: từ 18h30 đến 20h30 thứ 3 & 5 & CN hàng tuần tại CLB.

*Vũ sư: Phạm Đức Quân - SĐT: 098 980 1014
Y!M: phamducquan _hanoi_84
hoặc Pqlien91


Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

* Nghệ thuật khiêu vũ : Điệu nhảy SAMBA (Latin dance style)*


Samba là một điệu nhảy văn hoá (cultural dance) của Brazil thuộc vùng Mỹ Latin nhưng đã được cách tân và hệ thống hoá thành một trong 5 điệu nhảy Latin của Dancesport. Samba cũng là điệu nhảy mà giới dancesport cho là khó nhất vì kỹ thuật và cách thể hiện rất phức tạp.
Samba được mệnh danh là điệu nhảy của tiệc tùng và lễ hội, người nhảy Samba mặc trang phục rất thoáng, màu sắc rực rỡ, vui nhộn, mặt mày tươi rói, lắc vai, lắc bụng, lắc hông rất nhịp nhàng. Vì vậy mới có bài nhạc Samba Hip Hip Chin Chin and Beat mà ca sĩ người gốc Latin Shakira hát rất nổi tiếng. Ngoài ra, người nhảy phải nhanh, lên xuống nhịp nhàng theo điệu nhạc.
Những bước nhảy phổ thông của Samba gồm có Samba Walks, Samba Rolls, Promenade Runs, Volta, Botafogo, trong đó Samba Walks và Samba Rolls là hai vũ hình rất đẹp.

 

1- Nguồn gốc của Samba:
Vào thế kỷ 16, người Bồ Đào Nha đến Brazil đã mang theo nhiều nô lệ từ Angôla và Côngô. Chủ nhân của những điệu múa vòng tròn có các tên là Catarete Embolada , Batuque. Điệu Batuque trở nên phổ biến. Nó được mô tả như một điệu nhảy vòng tròn với bước tương tự điệu Charleston với các động tác nhấn mạnh tay với một cặp ở giữa vòng tròn.
Những điệu nhảy kết hợp vào những năm 1830, là sự pha trộn giữa bước xoắn bện của người Da Đen và các bước quay thân và lắc lư của người Da Đỏ. Dần dà, tầng lớp thượng lưu ở thủ đô Rio cũng quan tâm đến chúng và các biến thể để có thể chơi trong sàn nhảy. Điệu này có tên là Zemba Queca, được mô tả vào năm 1885 như “ Điệu nhảy duyên dáng của người Brazil”.
Sau đó được gọi là Mesemba. Gốc gác từ đâu có tên gọi Samba hiện chưa rõ ràng. Có những ý kiến cho rằng là sự gọi chệch của từ Semba , cũng có người cho rằng nó xuất phát từ ‘Zambo’ để gọi con cháu của đàn ông da đen lấy đàn bà bản xứ.
Sau này nó được kết hợp thành điệu Maxixe, một điệu có nguồn gốc Brazil, nhảy vòng trong hai bước. Điệu này được ra mắt ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Điệu Maxixe trở nên nổi tiếng ở châu Âu, sau khi được biểu diễn ở Pari vào năm 1905.
Cho đến ngày nay , điệu Samba vẫn có một bước mang tên Maxixe. Một dạng của Samba có tên gọi là Carioca (có nghĩa đến từ Rio de Janeiro) được biểu diễn ở Anh vào năm 1934. Carioca được truyền bá đến Mỹ năm 1938. Samba trở nên nổi tiếng nhờ sự cổ vũ của Hoàng tử Anh Margaret, được Pierre Lavelle chuẩn hoá và truyền bá rộng rãi vào năm 1956. Dạng thức quốc tế của nó rất khác nhau về nhịp điệu và không đồng nhất với gốc như bước Boto Fogo hay bước quay phải. Nó vẫn giữ lại chuyển động hông nửa phách giữa các bước (giật của Samba) và nhảy với trọng lượng hướng phía trước.
Điệu Samba luôn mang lại sự nhịp nhàng và sôi động cho sàn nhảy. Các bước của nó cần có sự cân bằng tốt trong cả hai trạng thái tĩnh và chuyển động dích dắc, hông uyển chuyển. Đặc điểm quan trọng là cần chú ý đến sự thả lỏng của cơ thể và trọng lượng. Sự căng thẳng và tập trung thái quá thường làm mất đi đặc điểm của điệu nhảy này.

2- Đặc trưng của Samba:
Đặc trưng : Sống động và hào hứng
Chuyển động : các chuyển động dích dắc, tiến thẳng và quay tròn trong không gian nhảy
Loại nhịp : 2/4
Số nhịp /phút : 50 theo tiêu chuẩn của IDSF.
Phách mạnh : Có thể ở các phách khác nhau.
Thời gian nhảy : 1,5 đến 2 phút.
Đặc điểm lên và xuống của cặp : là điệu nhảy có sự bật nẩy.
Động lực : Chuyển đổi từ có sức nặng sang mềm dẻo đột ngột.

3- Những lưu ý của Samba:
Đặc điểm của điệu này là các động tác bật nảy gây ra bởi sự nén và căng của gối và góc gập của chân trụ. Quá trình này có độ dài 1/2 nhịp. Mức độ nảy không giống nhau cho các tổ hợp bước, cũng có tổ hợp hơi hay không nảy. Chuyển động của Samba luôn phản ảnh “ một cuộc diễu hành” vòng tròn trên sàn, gây ấn tượng thị giác bởi những động tác quay “spot”.

**********
Câu Lạc Bộ Khiêu Vũ Thể Thao Quốc tế IDC (International Dance Club)

 

*Địa chỉ: Nhà văn hoá phường thanh xuân trung - 63 Nhân Hoà, đối diện chợ Nhân Chính,cuối đường vũ trọng phụng - Thanh Xuân-Hà Nội.


Thông báo tuyển sinh các lớp khiêu vũ cơ bản:

*Thời gian đăng ký học: từ 18h30 đến 20h30 thứ 3 & 5 & CN hàng tuần tại CLB.

*Vũ sư: Phạm Đức Quân - SĐT: 098 980 1014
Y!M: phamducquan _hanoi_84
hoặc Pqlien91

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

* CLIP Giao Lưu 8/4/2012 - Hướng dẫn cơ bản Điệu Chacha tập thể *

 Mình đã up Clip bài giảng SAMBA cơ bản trong mục "Clip bài giảng" ở thanh menu nhé. Các bạn vào Download để có thể tự luyện tập thêm nha.

Sau đây là 1 số clip luyện tập của các thành viên ngày 8/4/2012. Các bạn có thể Click vào phần "Video tại CLB" để xem thêm nhiều clip khác nhé.


HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC CHACHA TẬP THỂ
Link xem trực tuyến tại ĐÂY

GIAO LƯU MACARENA TẬP THỂ
Link xem trực tuyến tại ĐÂY
 
CLIP HỌC KHIÊU VŨ ĐIỆU SAMBA
Link xem trực tuyến tại ĐÂY

CHÚC CÁC BẠN 1 TUẦN MỚI VUI VẺ VÀ LUYỆN TẬP TỐT!

**********
Câu Lạc Bộ Khiêu Vũ Thể Thao Quốc tế IDC
(International Dance Club)

 

*Địa chỉ: Nhà văn hoá phường thanh xuân trung - 63 Nhân Hoà, đối diện chợ Nhân Chính,cuối đường vũ trọng phụng - Thanh Xuân-Hà Nội.


Thông báo tuyển sinh các lớp khiêu vũ cơ bản:

*Thời gian đăng ký học: từ 18h30 đến 20h30 thứ 3 & 5 & CN hàng tuần tại CLB.

*Vũ sư: Phạm Đức Quân - SĐT: 098 980 1014
Y!M: phamducquan _hanoi_84
hoặc Pqlien91

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

* Những điều cần biết về môn khiêu vũ *



 1. Giới thiệu về môn khiêu vũ 
Khiêu vũ là một trong những môn cho phép bạn kết hợp những giai điệu khác, như giai điệu của trống, điệu nhạc pop, ... 
Nếu nhìn thấy được người khác khiêu vũ, bạn sẽ phát hiện ra môn này tuyệt diệu như thế nào. Những bước nhảy và giai điệu du dương sẽ làm bạn không có thời gian để nghĩ đến việc khác. Lúc này, tim bạn rộn ràng và chính việc khiêu vũ giúp cho cơ bắp bạn săn chắc và năng lượng cơ thể bị đốt cháy. Trước khi nhận ra điều này, người bạn đã đẫm mồ hôi, tuy nhiên, bạn lại cảm thấy hồ hởi. 

Dường như mọi người đều tìm ra được kiểu khiêu vũ mà mình thích từ kiểu hip-hop đến điệu country, từ điệu nhảy của Ai-len đến điệu jazz, từ kiểu nhảy của người Ba Lan đến điệu Van xơ và từ điệu múa bụng đến kiểu múa của người Bali. Người xưa thường không nghĩ rằng khiêu vũ sẽ giúp cho họ có được hình dáng cân đối khi họ khiêu vũ suốt đêm. 

2. Ưu điểm của khiêu vũ 
• Giúp chúng ta khám khá ra những nền văn hóa cũng như những giai điệu khác nhau với những phong cách như: điệu sai sa, ba lê, điệu nhún nhảy, điệu nhảy bụng và cả disco nữa. 
• Nó tạo nên sự cân bằng khi chúng ta kết hợp các giai điệu khác với nhau. 
• Đây cũng là cách tuyệt vời để bạn có thể gặp và làm quen với nhiều người. 
• Bạn cảm thấy phấn khởi và quên rằng mình đang tập thể dục. 
• Khiêu vũ có nhiều phong cách, nhiều giai điệu được phân bố ở nhiều nơi, từ phòng khiêu vũ đến câu lạc bộ và trung tâm khiêu vũ. Bên cạnh đó, có vô số đĩa DVD hướng dẫn khiêu vũ cho mọi đối tượng. 
 

3. Nhược điểm của khiêu vũ 
• Dễ lúng túng khi thực hiện bài tập chân hay dễ mệt nếu tập luyện quá nhiều. 
• Dễ ngượng trước nhiều người khi mới bắt đầu khiêu vũ. 
• Tùy thuộc vào nơi mình tập, chất lượng dạy, sự quan tâm, kỹ thuật và độ an toàn có thể khác nhau hoàn toàn. 


4. Môn này có dành cho bạn không? 
Những điều sau có thể giúp bạn biết được môn thể thao này có phù hợp với lối sống và mục tiêu của bạn hay không. 
• Bộ phận cơ thể hoạt động: Tùy thuộc vào kiểu khiêu vũ. Nhìn chung, cơ quan hoạt động nhiều là hệ tim mạch và hệ cơ xương.
• Lượng calo bị đốt cháy: Nhìn chung, một người 68 kg trong một giờ tập sẽ đốt cháy khoảng 306 lượng calo. Người có cân nặng 90 kg sẽ đốt cháy khoảng 408 calo. Điệu nhảy nhẹ nhàng sẽ đốt cháy ít lượng calo hơn điệu khiêu vũ sôi động như chacha, bebop, hay điệu disco...
• Dụng cu: Quần áo và giày. Có nhiều kiểu khiêu vũ yêu cầu giày và trang phục đúng với kiểu khiêu vũ đó. Bên cạnh đó, bạn cần phải chuẩn bị trước quần áo và giày khi học khiêu vũ. 
• Tài liệu hướng dẫn/Những tiện ích: Bạn nên học ở các trung tâm dạy khiêu vũ, hội dân tộc, trường đại học. Người lớn có thể tiếp tục tham gia các chương trình giáo dục, trường dạy khiêu vũ, câu lạc bộ khiêu vũ và trung tâm dạy khiêu vũ. 
• Thời gian: 60-90 phút. 
• Kế hoạch và thời gian linh động: phù hợp với mọi lịch trình. Cần vài giờ để chuẩn bị thực hiện môn thể thao này. 

 
5. Bí quyết chọn lớp học khiêu vũ hiệu quả
• Hiện nay có khá nhiều lớp dạy khiêu vũ. Bạn có thể tìm lớp học trên báo hay trên các trang web. Mộtsự lựa chọn tốt cho bạn là Câu lạc bộ Khiêu vũ Thể Thao Quốc tế IDC CLUB –. 3-5-CN. Thời gian học từ 18h30 – 20h30 vào thứ 3, 5, CN hàng tuần
• Bạn có thể tham gia thử một lớp trước khi học hàng loạt các bài học. 
• Khi bắt đầu, bạn có thể dễ bị mệt. Hãy hít thở nhiều và uống nước khi cần. 
• Nếu tham gia lớp khiêu vũ yêu cầu phải có bạn nhảy thì bạn cần nhớ rằng những lớp khiêu vũ dạy tốt luôn yêu cầu bạn đổi bạn nhảy sau vài phút.

~8~8~8~8~8~8~8~
Câu Lạc Bộ Khiêu Vũ Thể Thao Quốc tế IDC
(International Dance Club)

 

*Địa chỉ: Nhà văn hoá phường thanh xuân trung - 63 Nhân Hoà, đối diện chợ Nhân Chính,cuối đường vũ trọng phụng - Thanh Xuân-Hà Nội.


Thông báo tuyển sinh các lớp khiêu vũ cơ bản:

*Thời gian đăng ký học: từ 18h30 đến 20h30 thứ 3 & 5 & CN hàng tuần tại CLB.

*Vũ sư: Phạm Đức Quân - SĐT: 098 980 1014
Y!M: phamducquan _hanoi_84
hoặc Pqlien91

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

*Kỹ thuật dancesport cơ bản: Tập dancesport bắt đầu từ đâu?*

  Để dễ dàng hình dung, các bạn hãy nhìn một đứa trẻ đang chập chững tập đi. Bạn có thấy chúng mất khá nhiều thời gian để dần đứng dậy trên đôi chân của mình (từ tư thế bò sang tư thế đứng), đến khi đứng được chúng cũng tốn một tí thời gian để bước vào giai đoạn sẵn sàng (trụ vững trên đôi chân). Hãy nhìn kĩ có phải người đứa trẻ đang nghiêng về phía trước một tí, đây chính là tư thế vững trãi tự nhiên của con người, đó là khi giảm tối đa các điểm lực tác động xuống đôi chân đồng thời tạo một luồng lực tác động thẳng đứng từ đỉnh đầu xuống sàn (khối lực vững trãi)

  Một hình dung khác là tư thế khi chạy, không kể đến các vận động viên điền kinh, tư thế của người bình thường khi chạy thể hiện sự phản xạ tự nhiên của cơ thể để giúp người ta vận động tốt và bảo vệ cơ thể, trọng tâm cơ thể luôn hướng về phía trước và đổ dồn sức nặng của cơ thể lên trên vùng trước của bàn chân. Tư thế này giúp cơ thể hoạt động linh hoạt và thăng bằng hơn trong việc di chuyển với tốc độ cao. 




  Và đối với dancesport cũng vậy. Để có thể di chuyển thăng bằng trên nền nhạc nhanh cần phải có một điểm tựa đứng vững trãi, trọng tâm đặt đúng chỗ, như thế mỗi bước đi mới có thể dứt khoát, mạnh mẽ đồng thời cơ thể cũng không bị mất thăng bằng đưa đến các tình huống xấu như ngã, trật chân,…



Tư thế đứng, và đặt trọng tâm cơ thể đúng giúp ích rất nhiều trong việc tập và nhảy dancesport. Đây có thể xem là nền tảng đầu tiên và cơ bản nhất cho người tập dancesport khi đặt bước chân đầu tiên trên con đường chinh phục các bước nhảy. Hình bên trên chính là khu vực trọng tâm cơ thể đổ dồn lên trong khi đứng và di chuyển. Hãy sử dụng điểm tựa này xuyên suốt bài nhảy của mình. Tư thế đứng này áp dụng cho cả 2 dòng latin và standard.

  Dưới đây là bài tập để luyện tập tư thế đứng trong dancesport. Xin nhấn mạnh rằng không được xem thường các bài tập này vì đây chính là điểm mấu chốt trong các vận động, dù đang thực hiện figure khó hay dễ, hay đơn giản chỉ là nhịp ngừng trong khuôn nhạc thì tư thế vẫn là quan trọng nhất.

Bài tập Đầu tiên là tư thế đứng: (Các bạn nên tìm cho mình một cạnh tường thẳng đứng để bắt đầu bài tập này)
- Người tập đứng tựa vào cạnh tường, chân có thể đứng hình chữ V nhỏ hoặc khép thẳng. Bắt đầu đổ dồn trọng tâm lên ức bàn chân (khu vực được khoanh tròn ở hình trên) gót vẫn chạm sàn, phần ức bàn chân được đổ dồn sẽ có cảm giác nặng hơn vì đang chịu toàn bộ trong lượng cơ thể. 
- Mông khép lại (cảm giác phần xương chậu bị đẩy về phía trước). 
- Bụng hóp lại, đẩy phần thân trên vươn thẳng lên. 
- Vai có cảm giác bị ép thẳng xuống. 
- Đầu thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước. Khi tập tư thế này tất cả các phần sử dụng lực trên cơ thể được dồn lại 1 khối, tất cả được chuyển dần xuống sàn qua điểm tựa chính là ức bàn chân tạo cho cơ thể người trở thành một khối thống nhất (như một cái cây chắc chắn vươn thẳng người để đón những đợt gió). 


Hãy đứng như vậy 5′ mỗi lần và tăng dần thời gian đứng càng lâu càng tốt. Mỗi ngày khi rảnh rỗi hãy đứng tư thế đó ít nhất 3 lần/ngày. Bạn sẽ thấy bước chuyển biến tích cực trong các bước nhảy của mình.

Bài tập thứ 2:  Chuyển trọng tâm cơ thể theo chiều ngang, giúp cho các bước đi đạt được điểm cân bằng tốt nhất.
Vẫn tư thế đứng của bài tập trên nhưng lần này các bạn dang chân rộng bằng vai. Từ từ chuyền phần cơ thể đang đứng thành một khối của mình sang phải và dừng lại ở điểm bạn cảm thấy mình vững nhất, mắt và đầu vẫn nhìn thẳng, mông vẫn khép, bụng vẫn hóp và vai vẫn ép trọng tâm cơ thể xuống dưới trong khi di chuyển. 
Hãy chuyển thật chậm, thật chậm đến khi cơ thể hoàn toàn nằm ở bên phải, trọng tâm đổ hoàn toàn lên ức bàn chân phải và người vẫn chắc, không nghiêng ngã. Sau đó tiếp tục chầm chậm chuyển khối cơ thể về lại vị trí ban đầu (trọng tâm giữa 2 ức bàn chân bàn chân). Tiếp tục bài tập sang phần thân bên trái. 

Ở mỗi vị trí đứng bên phải và trái bạn hãy giữ nguyên tư thế từ 2-3′. Cũng như bài tập trên cần phải tập luyện liên tục mỗi ngày với tần suất tương đương.

Bài tập thứ 3: Di chuyển thân người theo chiều dọc
Vẫn tư thế đứng của bài tập 1, nhưng 1 chân trước và 1 chân sau, trọng tâm nằm giữa 2 chân, cảm giác sức nặng trên gót bàn chân trước và ức bàn chân sau (cơ thể vẫn hướng về phía trước). Bắt đầu đổ dần trọng tâm về phía ức bàn chân trước và giữ cho thân người vẫn thẳng, đến khi chân sau hoàn toàn có thể nhấc ra khỏi mặt đất mà cơ thể vẫn đứng vững. Tiếp tục chuyển dần cơ thể trở lại tư thế bàn đầu và chầm chậm chuyển trọng tâm dần ra chân sau đến tận gót chân và cơ thể vẫn thẳng. Cứ lần lượt như thế khoảng 2-3 phút thì đổi chân và tiếp tục từ 2-3′. 
Bài tập này giúp cơ thể di chuyển hướng lên xuống vững chắc. Cường độ tập luyện vẫn tương đương với các bài tập trên.

Bên trên là bài tập về thân dáng cho cơ thể, chúng được sử dụng trong toàn bộ quá trình nhảy. Để có một bước nhảy tốt đầu tiên thân dáng phải tốt. Các bạn hãy bỏ thời gian mỗi ngày để tập luyện, đây là nền tảng cho tất cả các bước nhảy sẽ sử dụng sau này. Chúc các bạn luyện tập tốt để có được những động tác nhảy đẹp và dứt khoát.  


****************
Câu Lạc Bộ Khiêu Vũ Thể Thao Quốc tế IDC
(International Dance Club)


*Địa chỉ: Nhà văn hoá phường thanh xuân trung - 63 Nhân Hoà, đối diện chợ Nhân Chính,cuối đường vũ trọng phụng - Thanh Xuân-Hà Nội.


Thông báo tuyển sinh các lớp khiêu vũ cơ bản:

*Thời gian đăng ký học: từ 18h30 đến 20h30 thứ 3 & 5 & CN hàng tuần tại CLB.

*Vũ sư: Phạm Đức Quân - SĐT: 098 980 1014
Y!M: phamducquan _hanoi_84
hoặc Pqlien91

Niềm vui sẽ đến với tất cả các bạn vào mỗi thứ 3, 5, CN hàng tuần từ 18h30 đến 20h30 tại CLB IDC - 63 Nhân Hòa - Thanh Xuân - Hà Nội