IDC DANCE CLUB

Lớp khai giảng mới

WEBSITE: http://khieuvuhanoi.vn

LỊCH KHAI GIẢNG: Cơ sở duy nhất: CLB KHIÊU VŨ IDC - Nhà VH phường thanh xuân trung - 63 Nhân Hoà, cuối đường vũ trọng phụng - Thanh Xuân - Hà Nội (đối diện chợ Nhân Chính).

Lịch học: chỉ có lớp vào 3 - 5- CN hàng tuần (18h30 - 20h30)

Hot Line: Vũ sư Phạm Đức Quân 098.980.1014

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

* HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỆU TẬP THỂ TẠI IDC CLUB 3-5-CN *

BẢN ĐỒ CLB IDC 3-5-CN (63 NHÂN HÒA)
LH: THẦY QUÂN - 098 980 1014

 
Dear all IDC Members,

Mình up lên video Hướng dẫn các điệu nhảy tập thể của lớp lên website để các bạn có thể tự học thêm ở nhà nhé. Các điệu này rất đơn giản, bước đếm dễ nhớ, hơn nữa, buổi tập nào chúng ta cũng sẽ được ôn luyện trên lớp nên chắc chắn những bạn nào mới tập cũng sẽ đi được. Quan trọng là chúng ta cần phải thuộc nhịp đếm của từng điệu và không được quên đếm mỗi khi đi nhé. Đây là chìa khóa quan trọng cho việc học khiêu vũ đó. Chúc các bạn thành công.

* HƯỚNG DẪN BƯỚC ĐI ĐIỆU DISCO TẬP THỂ *
Link xem trực tuyến tại ĐÂY

 
DISCO WITH MUSIC:
* HƯỚNG DẪN BƯỚC ĐI ĐIỆU MACARENA TẬP THỂ *
Link  xem trực tuyến  tại ĐÂY 1

 
Link  xem trực tuyến  tại ĐÂY 2

 
MACARENA WITH MUSIC:

 
* HƯỚNG DẪN BƯỚC ĐI ĐIỆU CHACHA TẬP THỂ *
Link xem trực tuyến tại ĐÂY 1

 
Link xem trực tuyến tại ĐÂY 2



Link xem trực tuyến tại ĐÂY 3 (WITH MUSIC)
   
* ĐIỆU BACHATA TẬP THỂ *
 Link xem trực tuyến tại ĐÂY


 
********
Câu Lạc Bộ Khiêu Vũ Thể Thao Quốc tế IDC tuyển sinh các lớp khiêu vũ cơ bản:
*Thời gian đăng ký học: từ 18h30 đến 20h30 thứ 3 & 5 & CN hàng tuần tại CLB.

*Địa chỉ: Nhà văn hoá phường thanh xuân trung - 63 Nhân Hoà - đối diện chợ Nhân Chính,cuối đường vũ trọng phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.
*Vũ sư: Phạm Đức Quân 
SĐT: 098 980 1014  -  Y!M: phamducquan _hanoi_84

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

* Nghệ thuật khiêu vũ: Điệu SLOW WALTZ (Standard style) *


Đây là điệu nhảy rất tình cảm và lãng mạn giữa 2 bạn nhảy và cũng là điệu nhảy rất được dân nhảy yêu thích; người nhảy Waltz bước tới bằng gót (heel) chân và bước lui bằng mũi (toe) chân một cách liên tục, hạ thấp người xuống ở phách 1, đưa cao người lên ở phách 2 và ở phách 3. Người nhảy WAltz phải thể hiện được cách nhảy tình tứ (romantic và thanh lịch (elegant).



LỊCH SỬ ĐIỆU SLOW WALTZ
Điệu nhảy Waltz và lịch sử phát triển Trước khi cách mạng Pháp nổ ra, các phong cách khiêu vũ trau chuốt trong chốn cung đình Pháp đã thống trị toàn châu Âu. Khi chấm dứt thời kỳ cách mạng Pháp, Áo trở thành điểm hội tụ của văn hoá âm nhạc và văn chương của châu Âu. Người ta quan tâm nhiều hơn tới các điệu nhảy và điệu nhảy Landler di chuyển từ vùng nông thôn tới những phòng khách sang trọng - nơi nó được chải chuốt và tinh lọc. 

Nó nhanh chóng trở nên được ưa chuộng ở nhiều nơi ở Đức và áo với nhiều biến thể theo tên khu vực địa phương. Điệu nhảy "Landl ob der Enns" trong tầng lớp thượng lưu áo trở nên rất phổ biến dưới cái tên viết tắt là “Landler”. Ban đầu người ta nhảy Landler với những đôi giày nặng và có những bước nhảy lò cò, vỗ tay và giậm chân và những vòng quay dưới tay phức tạp. 

Tuy nhiên vào những năm 1800, Landler được mô tả là được thể hiện với những đôi giày nhẹ hơn và có những chuyển động quay lướt khá nhanh như Waltzen nhưng với nhịp độ chậm hơn. Tên điệu nhảy được đổi thành Walzer do tính chất lướt và trượt của nó, sau đó từ này được rút gọn thành Waltz như ngày nay trên khắp châu Âu. 

Waltz là điệu nhảy đầu tiên sử dụng tư thế đóng trong một khoảng thời gian dài. Nhiều nơi điệu Waltz còn bị cấm trong các ballroom công cộng trong nhiều năm. Sự phổ biến của Waltz cuối cùng cũng đã vượt qua được những hạn chế và chống đối. Tư thế đóng mặt-đối-mặt trở thành tiêu chuẩn cho phong cách khiêu vũ ballroom và được sử dụng trong đa số các điệu nhảy phát triển trong thời kỳ này. 

Tại Vienna, khi điệu Waltz ngày càng phát triển dẫn đến sự thay đổi về nhịp độ (tempo). Johann Strauss (1825-1899) đã kế tục cha – một "Hoàng đế của điệu Waltz ở thành Vienna" đã tăng thêm các phách trong một nhịp và từ đó ra đời điệu Viennese Waltz như thế giới đều biết tới ngày nay, điệu nhảy này đòi hỏi sự khéo léo và khả năng chịu đựng. 

Vào khoảng năm 1910, Boston đã được giới trẻ Anh chấp nhận và trở nên thịnh hành cho tới khi thoái trào khoảng năm 1914. Tháng 12 năm 1922 điệu Waltz chậm hay còn gọi là English Waltz được đưa vào giải khiêu vũ vô địch thế giới. Ngày nay điệu nhảy này là điệu nhảy được chú trọng nhất trong các giải thi đấu mặc dù sự kết hợp các bước nhảy tương đối đơn giản. Đây là điệu nhảy du dương nhất trong các điệu nhảy tiêu chuẩn.

ĐẶC TRƯNG ĐIỆU SLOW WALTZ

Tốc độ điệu nhảy này bằng khoảng một nửa điệu Viennese Waltz (Valse nhanh).  Điệu Waltz châu Mỹ chậm hơn và do đó ít gây lỗi hơn điệu Viennese Waltz.
Nhạc Waltz chậm là nhạc 3/4 với 3 phách bằng nhau trong một nhịp. Nốt đầu tiên của nhịp được nhấn. Người nhảy cần nghe được nốt nhấn này để xác định bước nhấn này (1 hoặc "boom"). 

CÁCH ĐẾM VÀ ĐI THEO NHẠC ĐIỆU NHẢY SLOW WALTZ

Ta có thể đếm là "một hai ba" hay "boom cha cha". Trong Waltz chậm, mỗi lần đếm tương đương với một chuyển động liên quan của chân. Cho dù có nốt nhấn song mỗi nốt vẫn có trường độ bằng nhau. Nhạc Waltz chậm có khoảng 25 nhịp trong một phút, trung bình là 30 nhịp trong một phút và nhanh là 35 trong một phút. 



 - Nhịp phách: ¾, phách 1 được nhấn
- Tốc độ: 28-30 nhịp/phút, tức là 84-90 phách/phút
- Cách đếm: 123 223 323 423







****

Câu Lạc Bộ Khiêu Vũ Thể Thao Quốc tế IDC (International Dance Club)

*Địa chỉ: Nhà văn hoá phường thanh xuân trung - 63 Nhân Hoà - đối diện chợ Nhân Chính,cuối đường vũ trọng phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.

Thông báo tuyển sinh các lớp khiêu vũ cơ bản:

*Thời gian đăng ký học: từ 18h30 đến 20h30 thứ 3 & 5 & CN hàng tuần tại CLB.

*Vũ sư: Phạm Đức Quân 
SĐT: 098 980 1014
Y!M: phamducquan _hanoi_84
hoặc Pqlien91


Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

* Trang phục khiêu vũ - Bí quyết chọn giày và quần áo khi khiêu vũ *


GIÀY KHIÊU VŨ DANCESPORT
Trước tiên ta nói về giày. Khi khiêu vũ thì giày là vật dụng không thể thiếu, dù tập dượt hay thi đấu. Có một đôi giày chuẩn, phù hợp với mình sẽ giúp cho việc tập luyện tốt hơn, giúp cho ta có thân dáng đẹp hơn và bám sàn tốt hơn. 
Khi mua giày khiêu vũ, bạn nên chọn lựa kỹ càng vì bạn sẽ dùng nó trong ít nhất một năm và giá của nó cũng không phải rẻ.

** GIÀY KHIÊU VŨ VÀ GIÀY BÌNH THƯỜNG KHÁC NHAU THẾ NÀO?
Có nhiều bạn mới tập chưa hình dung ra được giày khiêu vũ phải như thế nào thì bài viết này chia sẻ kiến thức để phần nào giúp bạn phải chọn mua đôi giày phù hợp với bạn nhất.

Sự khác biệt lớn nhất giữa giầy khiêu vũ và giầy thông thường nằm ở phần mặt đế giầy (soles): phần nâng đỡ lòng bàn chân của ta. Giày thông thường có mặt đế làm 1, 2 hoặc 3 lớp, bằng các vật liệu khá cứng còn giày khiêu vũ có phần mặt đế chỉ làm bằng một lớp da thuộc duy nhất, điều này giúp cho giày khiêu vũ mềm, có độ trơn trên sàn trong khi vẫn có thể bám sàn được, (không quá rít để có thể xoay, lướt trên sàn và cũng không quá trơn dể té ngã, mặt đế mềm cũng làm ta dể bám sàn hơn). Cầm bẻ cong một đôi giầy khiêu vũ của nữ và một đôi giày thường ta thấy giầy khiêu vũ mềm hơn trong khi giầy thông thường cứng hơn.

Các thành phần khác của giày khiêu vũ cũng rất mềm dẻo, không làm gò bó đôi chân để các vũ công có thể thực hiện tốt các kỹ thuật nhảy. Giày của đàn ông thường được làm bằng da, giày phụ nữ được làm bằng da và có thêm vải satin.

** KHI NÀO BẠN CẦN MUA GIÀY KHIÊU VŨ?

Ở các cuộc thi cấp độ người mới chơi, không nhất thiết phải có giày khiêu vũ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng nếu bạn có chúng càng sớm thì càng tốt.
Thời gian để bạn làm quen tốt với một đôi giày mới là một tháng, bạn cần chú ý điều này để tránh thay giày mới ngay trước một cuộc thi. Một đôi giày tốt sẽ giúp cho bạn nhảy tốt hơn, với Standard bạn có thể nâng cao người hơn hoặc với Latin bạn có thể đứng trên mu bàn chân nhiều hơn.

Để đáp ứng nhu cầu tập khiêu vũ tốt và hiệu quả hơn, câu lạc bộ IDC cũng chuyên cung cấp giầy nhảy chuyên nghiệp với đa dạng màu sắc, kiểu dáng và giá cả cực hợp lý dành cho các thành viên câu lạc bộ. Vì vậy, còn chần chừ gì nữa, các bạn yêu thích khiêu vũ hãy đến ngay câu lạc bộ IDC vào thứ 3, 5, CN hàng tuần từ 6h45 pm để tham gia lớp khiêu vũ.

** GIÀY KHIÊU VŨ CHO NỮ:
Dùng cho Latin: giày có dây và thường mở ngón chân, mới bắt đầu không nên chọn gót cao quá, khoảng 8 phân là được.




Dùng cho Standard: giày bít ngón chân, gót thấp và to lớn.

** GIÀY KHIÊU VŨ CHO NAM:
Dùng cho Latin: gót cao 5-6 phân là được.



Dùng cho Standard: có gót thấp hơn, chừng 1-2 phân.


Mua giày khiêu vũ phải lựa đôi mang vừa chân, thấy thoải mái khi di chuyển, không có cảm giác vướng víu, bó tức khi mang giày. Cũng không nên chọn đôi rộng hơn chân vì khi nhảy sẽ khó bấm các ngón chân xuống sàn. Phần bên trên bọc của giầy cũng phải làm bằng chất liệu da mềm mại, bàn chân có thể xoay trở dể dàng. Gót giày khiêu vũ cần phải vô cùng chắc chắn. Những động tác mạnh khi di chuyển, xoay người trong khiêu vũ sẽ tác động mạnh lên gót giày, nếu nó không chắc chắn sẽ có thể gãy làm té ngã và gây tai nạn. Bạn nên mang thử đi qua đi lại và phải cảm giác nó chắc chắn thực sự.

** CÁCH BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG GIÀY KHIÊU VŨ
Những người yêu khiêu vũ thì cũng thường dành sự ưu ái cho đôi giày nhảy của mình. Giày khiêu vũ cũng cần chăm sóc nhiều hơn một chút so với loại khác.
Dụng cụ cần thiết để bảo dưỡng giầy:
Bàn chải giầy, dầu làm sạch, xi đánh giầy, 1 vài miếng vải, bình xịt nước,...
- Khi thấy đế giầy của bạn trở nên trơn nhẵn hoặc dính bẩn, dùng bàn chải , chải lớp da dưới đế theo 1 hướng từ gót lên phía đầu ngón chân.
- Dùng bàn chải đánh răng cũ làm sạch các vết bẩn bằng nước rửa tay và một ít nước. Sau đó để ra chỗ thoáng gió, cho giầy khô tự nhiên.
- Đối với giầy da lộn: làm sạch giầy bằng một miếng vải với xà phòng nhẹ và nước ấm.
- Giầy da bóng: làm sạch bằng một miếng vải tẩm dung dịch chuyên làm sạch da bóng. Lau lại giầy cho đến khi bóng bằng vải mềm. Không bao giờ dùng xi đánh giày thông thường cho giầy da bóng..
- Giầy sa tanh: Làm sạch bằng miếng vải khô. Không dùng xi và tránh tiếp xúc aceton


QUẦN ÁO KHIÊU VŨ DANCESPORT
Trang phục khiêu vũ có mục đích phô diễn được các tư thế và chuyển động trong khiêu vũ. Trong các vũ điệu Standard, những chiếc đầm dài làm cho người mặc toát ra vẽ đẹp quý phái, sang trọng, tạo sự mượt mà cho những chuyển động rên sàn, đặc biệt là các chuyển động xoay tròn. Trong standard, các váy nữ hở, ngắn, thiết kế ren tua hay có đường xẻ hở sẽ nêu bật lên nét đẹp của các chuyển động hông hay thân dáng khi di chuyển của latin. Do vậy trang phục khiêu vũ thường được thiết kế đặc biệt hơn so với các trang phục thông thường.
Nếu đi thi đấu thì trang phục khiêu vũ thật sự rất cần thiết vì nó sẽ làm bạn nỗi bật hơn trên sàn nhảy so với các đối thủ khác. Các giám khảo sẽ chú ý bạn nhiều hơn và có khả năng điểm của bạn sẽ cao hơn. Nam thì có thể mặc com-lê thắt cà-vạt hoặc áo đuôi tôm trong standard, hoặc áo dài tay hở ngực trong latin. Nữ thì có rất nhiều mẫu cho latin và standard, được các nhà thiết kế rất chuyên nghiệp nên rất đẹp. Chắc chắn qua Internet bạn có thể tìm thấy một mẫu thích hợp cho dáng vẻ và nhân cách của mình.
 
Một kiểu trang phục Latin cho nam
 
Một kiểu trang phục Latin cho nữ

Một kiểu trang phục Standard cho nam
 
 Một kiểu trang phục Standard cho nữ


********
Câu Lạc Bộ Khiêu Vũ Thể Thao Quốc tế IDC tuyển sinh các lớp khiêu vũ cơ bản:
*Thời gian đăng ký học: từ 18h30 đến 20h30 thứ 3 & 5 & CN hàng tuần tại CLB.

*Địa chỉ: Nhà văn hoá phường thanh xuân trung - 63 Nhân Hoà - đối diện chợ Nhân Chính,cuối đường vũ trọng phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.
*Vũ sư: Phạm Đức Quân 
SĐT: 098 980 1014  -  Y!M: phamducquan _hanoi_84

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

* Nghệ thuật khiêu vũ: Điệu RUMBA (Latin style) *


Rumba là điệu nhảy chậm nhất của 5 điệu Latin nên mọi sơ xuất hay vụng về khi nhảy đều dễ bị phát hiện; Rumba là điệu nhảy về chuyện tình yêu giữa 2 bạn nhảy (partners) và cũng là điệu nhảy của bạn nữ, nên khi xem thi nhảy Rumba, khán giả sẽ thấy bạn nữ sẽ nhảy nhiều hơn là bạn nam, vì bạn nữ phải dùng nhiều động tác tỏ tình lãng mạn và khêu gợi để chinh phục bạn nam.
Chuyển hông (hip actions), bước tới bằng mu bàn chân và hạ gót (ball flat) xuống sàn là 2 yêu cầu chính của kỹ thuật nhảy Rumba.

Rumba là điệu nhảy của những người nô lệ da đen bị mang đến Cuba vào cuối thế kỷ 19. Điệu nhảy nhấn mạnh chuyển động của cơ thể chứ không phải của bước chân. Nhịp điệu phức tạp từ sự hoà trộn của nhóm gõ, thìa, chai dường như là quan trọng hơn so với giai điệu bản nhạc.

 GIỚI THIỆU VỀ ĐIỆU RUMBA
Khi nhảy Rumba, là thời gian cả nam và nữ đều rất tập trung. Các bước nhảy cho phép nữ nhấn mạnh và phô diễn cử động hông. Khi thực hiện động tác này, nữ ý thức rõ ảnh hưởng của nó đến nam. Chuyển động hông của nam mang biểu hiện tình ái. Tuy nhiên đó không phải là điều quan trọng, mà toàn bộ chuyển động của thân thể bạn nam tạo ra một ấn tượng hướng tới và khát khao bạn nữ. Các cặp nhảy không chuyển động mà chỉ nhảy trong một khoảng không gian riêng của mình. Các bước đi không hướng tới sự chuyển động mà để chuyển đổi trọng tâm. Các tổ hợp bước với động tác vặn thân thể và chuyển động hông là đặc tính của điệu nhảy này.

  
Trong điệu nhảy Rumba hiện đại, có nhiều bước nhảy mang lịch sử thử nghiệm kinh điển là phụ nữ chiếm ưu thế so với nam giới bằng sự duyên dáng. Trong các bước nhảy luôn có yếu tố nữ “khiêu khích” nam rồi bỏ chạy, nam giới bị quyến rũ, còn sau cùng là nữ bỏ rơi anh ta và hướng tới đối tượng khác. Say mê với chuyển động duyên dáng của nữ, nam giới chứng tỏ phẩm chất đàn ông của mình qua ưu thế hình thể nhưng dường như không đạt được kết quả gì cả. Rumba - đó là linh hồn của âm nhạc và điệu nhảy Mỹ Latin. Nhịp điệu và chuyển động cơ thể một cách quyến rũ đã làm cho Rumba trở thành một trong những điệu nhảy phổ biến nhất, có nhiều bạn nhảy coi điệu nhảy này là điệu nhảy của tình yêu (với Rumba mới, còn với Rumba của những điệu nhảy những năm 30 của thế kỷ trước thì lại là vấn đề khác).

Năm xuất hiện: 1913
Nhịp điệu: 4/4
Tốc độ: 25 - 27 nhịp một phút
Xuất xứ: Cuba
Đặc trưng: Rất trữ tình, là điệu nhảy tinh tế có âm giai rộng phong phú về sắc thái: từ dịu dàng trữ tình đến khao khát lứa đôi.
 

LỊCH SỬ ĐIỆU RUMBA
Rumba xuất hiện ở Habana vào thế kỷ 19 ở dạng tổ hợp với Contradance của châu Âu. Tên gọi “Rumba” có thể là do từ tên gọi của các nhóm khiêu vũ năm 1987 dàn nhạc “Rumboso”, tuy rằng ở Tây Ban Nha, từ “Rumbo” có nghĩa là “Con đường” (trong tiếng Nga đi biển “Rumba” có nghĩa là phương hướng). Còn “Rumba” – “một nhóm” và “Rhum” – một loại rượu ngọt rất phổ biến ở vùng Caribê, khi đó một trong các từ trên đều có thể dùng để mô tả điệu nhảy này. ý nghĩa nguyên thuỷ của tên gọi - đó là “Con đường của tâm hồn”. Điệu nhảy này có hai nguồn gốc. Tây Ban Nha và châu Phi: giai điệu Tây Ban Nha và nhịp điệu châu Phi. Tuy rằng nền tảng của điệu nhảy là từ Cuba – nhiều bước chuyển động xuất hiện ở các hòn đảo khác nhau của vùng Caribê và ở châu Mỹ Latin nói chung. 

Trước hết Rumba là điệu nhảy đầy nhục cảm được thực hiện ở nhịp điệu nhanh với chuyển động được nhấn mạnh của hông. Dạng Rumba sơ khai ở Cuba trước hết là tương tự điệu múa gợi tình của các loài chim, thú được nuôi trong nhà. Chuyển động của vai và các động tác của hông trong điệu nhảy còn là chuyển động của những người nô lệ phải mang vật nặng trên đôi tay. Chuyển động của bước “Cucaracha” là sự mô tả chuyển động của những con gián. Bước “quay spot” ở làng quê Cuba thời đó mô tả điệu nhảy quanh những chiếc bánh xe ngựa. Giai điệu phổ biến “La Paloma” của Rumba ở Cuba đã được biết đến từ năm 1866.

Một biến thể của Rumba giống như điệu Rumba ngày nay, xuất hiện ở Mỹ vào những năm 1930, là sự hoà trộn giữa Rumba ở làng quê vừa nói ở trên với Grearacha, Bolero Cuba (không có dính dáng gì tới Bolero Tây Ban Nha và sau đó có bổ sung Son và Danzon. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã xuất hiện điệu nhảy “Son” - điệu nhảy của tầng lớp trung lưu ở Cuba với nhịp điệu chậm hơn và các bước chuyển động đơn giản hơn (có thể thấy ở các tỉnh, thành phố phía Nam Việt Nam chịu ảnh hưởng của trường phái này rất rõ trong khi các tỉnh phía Bắc Việt Nam lại du nhập Rumba hiện đại. Nói chung do cách đi khác nhau nên để một cặp Nam – Bắc tìm được tiếng nói chung sẽ kéo dài hơn). Và điệu nhảy “Danzon” - điệu nhảy của những người giàu có thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội Cuba thời đó còn chậm hơn nữa với các bước rất ngắn, nữ hầu như không lắc hông mà chỉ chú trọng bẻ cong thân người hay duỗi thật thẳng chân để phô diễn sự cân đối, sự duyên dáng và độ dài. Rumba của Mỹ - đây là biến thể của điệu nhảy “Son”. Những thử nghiệm nghiêm túc đầu tiên phổ cập Rumba ở Mỹ vào năm 1913 (Lew Quinn và Joan Sawyer). Khoảng 10 năm sau đó, lãnh đạo dàn nhạc Emin Koleman đã mời các nhạc công chơi nhạc Rumba và một đôi nhảy Rumba biểu diễn. Năm 1925, Benito Collada đã mở câu lạc bộ E1 Chico Green Wich. Điều này chứng tỏ là ở New York hồi đó không có ai biết nhảy Rumba.


Những quan tâm thực sự đến nhạc latin xuất hiện vào khoảng sau năm 1929. Trong những năm này, Xavier Cugat đã thành lập dàn nhạc chỉ chơi nhạc Mỹ Latin ở Coconut Grove- Los – Angeles và ở các phim có lồng tiếng ví dụ như “ở Madrid vui vẻ”. Vào những năm 1930, Cugat biểu diễn ở khách sạn Waldorf Astoria ở New York. Cho đến cuối những năm 30, dàn nhạc của ông được coi là dàn nhạc Mỹ Latin tốt nhất. Năm 1935, Giorgie Raft (George Raft) đóng vai người bạn nhảy lịch lãm trong phim “Rumba” mà trong phim, người anh hùng nhận được tình yêu của cô gái trẻ đẹp do họ cùng chung sự say mê với điệu nhảy. Sau 52 năm là các phim “Những điệu nhảy nhơ nhuốc” kể về người vũ sư chuyên dụ dỗ những người mới học nhảy, phim “Phòng nhảy nghiêm túc” có chủ đề tương tự. Còn có hai phim với chủ đề ngược lại là “Hãy khiêu vũ cùng tôi” – năm 1998 và “Let it be me”.

Ở châu Âu, Rumba xuất hiện nhờ vào lòng nhiệt tình và diễn giảng xuất sắc của Pierre Lavelle – vũ sư cao cấp người Anh về các điệu nhảy Mỹ Latin. Ông đến thăm Habana năm 1947 và nhận thấy rằng Rumba ở Cuba được biểu diễn với cách nhấn ở phách thứ 2 chứ không ở phách thứ nhất như Rumba của người Mỹ. Pierre dạy kỹ thuật này với tên các bước cơ bản ở Anh. Trong những năm 1950, ông và vợ – cũng là bạn nhảy của mình Doris Lavell - tổ chức nhiều buổi trình diễn và mở các lớp học khiêu vũ Mỹ Latin ở Luân Đôn. Với sự cách tân – chỉ chuyển trọng tâm ở bước 1 mà không thực hiện bước thực, điệu nhảy trở nên rất lãng mạn và tình cảm.
 

ĐẶC TRƯNG ĐIỆU RUMBA

+ Đặc trưng : Tình tứ, say mê, trêu chọc và trốn tránh
+ Chuyển động : tại chỗ, trượt ngang, liên tục có nhấn mạnh
+ Loại nhịp : 4/4
+ Số nhịp /phút : 27 theo tiêu chuẩn của IDSF
+ Phách mạnh : phách thứ nhất của mỗi nhịp ( nhưng trọng tâm đ• chuyển từ phách bốn của nhịp trước )
+ Thời gian thi đấu : 1,5 đến 2 phút.
+ Đặc điểm lên và xuống của cặp : không
+ Động lực : Có sức nặng, bước đi mạnh, thẳng

CÁCH ĐẾM VÀ ĐI THEO NHẠC ĐIỆU RUMBA 
Khi đếm 1 –  phách mạnh nhất ở Rumba mà không thực hiện bước, chúng ta nhấn mạnh đến chuyển động chủ động của hông theo nhạc. Cùng với nhịp điệu chậm và nhấn ở hông, điệu nhảy có thêm đặc trưng trữ tình và giàu cảm xúc. Các bước đi được thực hiện ở đếm 2, 3 và 4. Trọng tâm nằm ở phía trước, các bước được thực hiện bằng mũi chân. 


***********************************************
 
Câu Lạc Bộ Khiêu Vũ Thể Thao Quốc tế IDC (International Dance Club)

*Địa chỉ: Nhà văn hoá phường thanh xuân trung - 63 Nhân Hoà - đối diện chợ Nhân Chính,cuối đường vũ trọng phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.


Thông báo tuyển sinh các lớp khiêu vũ cơ bản:

*Thời gian đăng ký học: từ 18h30 đến 20h30 thứ 3 & 5 & CN hàng tuần tại CLB.

*Vũ sư: Phạm Đức Quân 
SĐT: 098 980 1014
Y!M: phamducquan _hanoi_84
hoặc Pqlien91



Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

* Nghệ thuật khiêu vũ: Điệu Jive (Latin style) *


ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Là điệu nhảy quốc tế mang ảnh hưởng của 2 điệu : Rock & Roll và Rap. Jive còn được gọi là Rock & Roll 6 bước.Là một điệu nhảy có tiết tấu nhanh,đòi hỏi nhiều năng lượng.
Điệu nhảy sôi động và đòi hỏi sự ổn định cao của thân người. Những cú đá, đập chân được nhấn mạnh là đặc trưng của điệu nhảy.

 Cặp nhảy chuyển động vòng tròn vào ra đối với tâm cặp nhảy, động tác cầm tay gây ấn tương sống động cho điệu nhảy.

 
- Chuyển động: Nhịp nhàng,nhanh,mạnh,mang tính chất swing,nhiều bước đá. 
- Biểu cảm: Sôi nổi,đùa cợt,ve vãn
- Sắc thái: Vui vẻ,nhiệt tình
- Màu sắc trang phục: sặc sỡ,sáng sủa
- Nhạc: 4/4 (theo tiêu chuẩn của IDSF)
- Tốc độ: 40-44 (theo tiêu chuẩn của IDSF)
- Phách mạnh: 1 và 3,hoặc 2 và 4,hoặc 1,2,3,4
- Nâng hạ: không có
- Động lực: bất ngờ, chuyển động nhẹ nhàng
- Những lưu ý khi nhảy Jive: Theo phong cách quốc tế điệu này có các cú đá và hích chân, đôi khi bổ xung thêm các vặn, xoắn và lắc hông.


BẠN BIẾT GÌ VỀ ĐIỆU NHẢY JIVE?
 Điệu này có nguồn gốc của người Da đen Đông Nam Mỹ. Có những nghiên cứu cho rằng người Da đen đã sao chép của người Da đỏ hay cho rằng người Da đen đã du nhập vào và người Da đỏ sao chép lại. Chữ "Jive" có thể từ chữ "Jev" có nghĩa “nói chê ai đó” trong ngôn ngữ Tây Phi. Chữ này gần như tiếng lóng của người Da đen “nói lừa ai đó“. Tuy nhiên không có một chứng cứ rõ ràng nào về tên của nó. Năm 1880, các kỳ thi nhảy của người Da đen có giải thường bằng bánh nên điệu nhảy có tên là jitterbug. Âm nhạc có nguồn gốc từ người Da đen ở Chicago hay New York. Trong ngày mất của Nữ hoàng Victoria vào năm 1901, người ta đã thấy xuất hiện điệu nhảy này. Ngày nay, nó được nhảy theo nhạc ratime của người Da đen, với các bước đôi đi bộ, rốc ( nháy) có đảo phách. Jive là điệu nhảy có nhịp điệu ảnh hưởng của Rock & Roll, Boogie và American Swing. Vào năm 1940, các vũ sư người Anh Jos Bradly và Alex Moore đã cải biến điệu jitterbug thành điệu Jive ngày nay.

   Lịch sử của điệu nhảy Jive bắt đầu với những điệu nhảy đôi trên nền nhạc Jazz ở Châu Mỹ vào những năm 1920. Các điệu nhảy như Lindy Hop rất thịnh hành trong các hộp đêm và các phòng nhảy ở vùng thành thị Châu Mỹ.
Vào những năm 1930, nhạc Jazz và Swing được hấp thụ vào dòng chảy nhạc Pop, và điệu nhảy dưới cái tên Jitterbug hay Swing Dance bước vào thời kỳ cực thịnh ở Châu Mỹ và Châu Âu. Tại Đức, Hitler ban hành lệnh cấm không cho nhảy Jitterbug vì những “ảnh hưởng nhơ nhuốc và đen tối” của nó. Jitterbug và Jive đã có những ảnh hưởng lớn trong thế chiến thứ hai, cùng với bão lửa của cuộc chiến tranh, những người lính Mỹ đã làm cho các sàn nhảy của lục địa Châu Âu quay cuồng trong những vũ điệu Jitterbug và Jive cuồng nhiệt.
Cũng trong thời điểm này, điệu nhảy Jive du nhập vào Pháp, người dân Pháp đã không những chấp nhận nó mà còn biến đổi Jive theo phong cách của người Pháp. Tại Pháp nói chung và Châu Âu nói riêng, điệu nhảy này tiếp tục phát triển, đặc biệt ở Pháp sự thay đổi từ sáu phách thành bốn phách làm cho điệu nhảy này trở nên dễ nhảy hơn; Những người mới học có thể thực hiện các chuyển động cơ bản khá nhanh mà không phải mất nhiều thời gian học các bước nhảy.
Mặc dù ở Anh, Jive đã phải trải qua một thời kỳ bị xem là “kỳ quặc”, song ở Pháp, điệu nhảy này đã được nền văn hóa Pháp chấp nhận ngay với cả ba thế hệ đều có thể nhảy điệu nhảy Jive Trong những năm 60, trên những sàn nhảy ở Anh nổi bật lên là niềm đam mê với điệu nhảy Twist (Một biến thể của Jive) theo xu hướng nhảy đơn giống như điệu Disco. ở Châu Âu, người Pháp vẫn giữ nguyên kiểu nhảy đôi của mình.
Điệu nhảy tiếp tục phát triển và trở nên thích hợp với nhịp phách của Disco hiện đại, kiểu cách hơn, thích hợp hơn với các sàn nhảy loại nhỏ và đã hình thành nên điệu nhảy Jive hiện đại ngày nay. Jive được chơi khoảng 44-46 nhịp/phút tức là 176-184 phách/phút.
Điệu nhảy Jive đã xuất hiện và tồn tại trong nhiều năm nhưng Jive kiểu hiện đại – hình thức phát triển sau cùng của Jive – có nguồn gốc xuất phát từ lục địa Châu Âu và được phát triển thành điệu nhảy chính thức trong các cuộc thi khiêu vũ quốc tế ngày nay.


MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐIỆU JIVE


1
. Jive là điệu nhảy có tiết tấu nhanh nhất, và cũng tiêu tốn nhiều năng lượng nhất trong các điệu Latin. Chính vì vậy, nó thường là điệu nhảy cuối cùng trong phần thi đấu.

2. Chuyển động trong điệu Jive: có tính Swing (đu đưa), chuyển động nảy nhẹ và có nhiều bước đá.
Đặc trưng nhất, ấn tượng nhất để tạo nên nét đẹp trong điệu Jive là có độ nảy (bouncy) trong từng bước nhảy của Jive. Nếu bạn chưa diễn tả được độ nảy của Jive thì chưa phải nhảy Jive đúng nghĩa. Thực tế tại Việt nam có nhiều người nhảy theo kiểu Bebop trên nền nhạc Jive (cách đếm tương tự, nhạc chậm hơn nhưng chuyển động không có độ nảy).
Một đặc trưng khác, ở trình độ nâng cao hơn và khó hơn là các bước đá (kick & flick), thể hiện sự nhí nhảnh, trẻ trung.

3. Nhảy Jive sử dụng chủ yếu các cơ từ đầu gối trở xuống và các khớp đầu gối và khớp cổ chân; chuyển động nhanh, uyển chuyển và nhịp nhàng nên mới tạo được độ nảy, độ bật như vậy.

4. Trong Jive hầu như không sử dụng hông.

5. Điệu Jive mang tính vui nhộn, phong cách nhí nhảnh, trẻ trung (nên điệu Jive thường hợp với thanh niên hơn).


KỸ THUẬT CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI HỌC ĐIỆU JIVE


1
. Điều đầu tiên bạn luôn phải nhớ khi nhảy Jive là bước nhảy ngắn, rất ngắn.
2. Bước nhảy có độ nảy. Nhưng không phải nảy lên nảy xuống mà phải luôn có xu hướng nén xuống sàn.
3.
Thân trên vững, không nhấp nhô (giống các điệu latin)
4.
Hầu như ko có hông (khác với các điệu Latin: hông là 1 kỹ thuật đặc trưng) Hông có chuyển động đu đưa (swing) một cách rất tự nhiên. Không có động tác khóa hông.
5. Trong bước chasse, thân đi trước, hơi nghiêng về hướng đang chuyển động, hông đi sau (khác với các điệu Latin là hông đi trước)
6. Nhảy Jive chủ yếu tiếp sàn bằng nửa bàn chân trên (ball).
7. Trong bước chasse, nên nhảy bằng cạnh trong của bàn chân, bước thật ngắn. Jive cũ nhảy theo kiểu mở chân, nhất là với nữ nhìn không gọn và không đẹp chút nào. Jive hiện nay thường nhảy đóng chân (2 đùi khép, đầu gối hơi quay vào trong 1 chút)
8. Hai chân không bao giờ thẳng cùng 1 lúc. Chân trụ thẳng, nhưng không khóa cứng lại. Đầu gối luôn chuyển động thong thả, uyển chuyển, nhịp nhàng.
 
 
**********
Câu Lạc Bộ Khiêu Vũ Thể Thao Quốc tế IDC (International Dance Club)

*Địa chỉ: Nhà văn hoá phường thanh xuân trung - 63 Nhân Hoà, đối diện chợ Nhân Chính,cuối đường vũ trọng phụng - Thanh Xuân-Hà Nội.


Thông báo tuyển sinh các lớp khiêu vũ cơ bản:

*Thời gian đăng ký học: từ 18h30 đến 20h30 thứ 3 & 5 & CN hàng tuần tại CLB.

*Vũ sư: Phạm Đức Quân - SĐT: 098 980 1014
Y!M: phamducquan _hanoi_84
hoặc Pqlien91


Niềm vui sẽ đến với tất cả các bạn vào mỗi thứ 3, 5, CN hàng tuần từ 18h30 đến 20h30 tại CLB IDC - 63 Nhân Hòa - Thanh Xuân - Hà Nội